Việc hiểu và phân tích mô hình kinh doanh của công ty có ý nghĩa rất lớn ở nhiều góc độ khác nhau, từ đầu tư, khởi nghiệp, hay tiếp cận, huy động vốn, tín dụng, hoặc tái cấu trúc công ty, hoặc quản trị doanh nghiệp. Một công ty có ý tưởng kinh doanh tốt, nhưng không biết cách tạo ra doanh thu và dòng tiền, chúng ta cần phải xem lại mô hình kinh doanh của công ty đó có ổn hay không, và cần khắc phục bằng cách nào.
Canvas là một loại vải đặc biệt được dùng trong để vẽ tranh sơn dầu. Khi vẽ tranh sơn dầu, người họa sĩ thường phân bổ bức tranh theo từng phần để vẽ. Ứng dụng concept này vào kinh doanh và đầu tư, khái niệm Business Model Canvas đã ra đời.
Một Business Model Canvas gồm có 9 yếu tố cơ bản:
+ Customer Segments: phân khúc khách hàng mà công ty nhắm tới là gì? Là thị trường đại chúng (mass market) hay thị trường ngách (niche market)? Khách hàng doanh nghiệp (B2B) hay khách hàng cá nhân (B2C)?, v.v… Việc định hướng phân khúc khách hàng là một trong những quyết định đầu tiên mà công ty phải xác định để biết cách phân bổ nguồn lực tốt nhất trong kinh doanh và hoạt động.
+ Customer Relationships: cách công ty xây dựng quan hệ với khách hàng.
+ Channels: công ty phân phối hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức nào?
+ Value Propositions: công ty cung cấp những giá trị nào cho khách hàng, thông qua các loại sản phẩm, dịch vụ nào.
+ Revenue Streams: dòng doanh thu, nguồn tiền công ty đến chủ yếu từ sản phẩm, dịch vụ nào, mảng kinh doanh nào.
+ Key Activities: xác định chính xác các hoạt động kinh doanh chính của công ty, từ đó biết được công ty nên tập trung vào những hoạt động nào để duy trì và phát triển doanh nghiệp.
+ Key Resources: công ty sở hữu những nguồn lực nào, ví dụ các tài sản hữu hình như nhà máy, hoặc tài sản vô hình như thương hiệu, các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, v.v…
+ Key Partners: những đối tác, các bên có liên quan chính đến công ty, ví dụ: nhà bán buôn, nhà đầu tư, chính phủ, v.v…
+ Cost Structures: chi phí công ty có cấu trúc chính là gì? ví dụ, công ty có thể có chi phí hoạt động: bán hàng là chiếm chủ yếu, hoặc chi phí đầu tư tài sản cố định lớn (đối với các công ty thâm dụng vốn nhiều), hoặc chi phí lao động lớn (đối với các công ty thâm dụng lao động, như công ty dệt may).
Việc xem xét và đánh giá các thành tố trong một Business Model Canvas giúp đánh giá toàn diện mô hình kinh doanh của công ty. Một thành tố có vấn đề sẽ tác động đến các thành tố còn lại, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của công ty.
2. Xem xét Business Model Canvas độc lập là đủ?
Như đã đề cập trong một bài viết trước đây Phân tích ngành về phân tích ngành, một doanh nghiệp không thể hoạt động đơn lẻ trong ngành. Do đó, chúng ta cần phải phân tích ngành, cùng các yếu tố khác khi xem xét mô hình kinh doanh của một công ty. Lấy ví dụ, đó có thể là việc phân tích và xem xét thêm các yếu tố khác là:
– Phân tích mô hình kinh doanh 5 Forces của Michael Porter: năng lực trả giá của nhà cung cấp, người mua, đối thủ hiện tại trong ngành, đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế.
– Phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô: các điều kiện về thị trường vốn, tỷ giá, thị trường hàng hóa, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, v.v…
– Phân tích các phân khúc thị trường, cung-cầu, v.v…
– Phân tích các xu hướng chính, các thay đổi về công nghệ, luật pháp, thay đổi trong kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v…
0 comments:
Đăng nhận xét